Tết Đoan Ngọ hàng năm diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày Ất Hợi. Do vậy, chúng ta nên tổ chức lễ cúng mùng 5 tháng 5 vào giờ Ngọ (11 sáng – 13 giờ chiều) là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn bận rộn thì có thể cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng) cũng là giờ đẹp. Lý do là vì 2 khung giờ kể trên là giờ Hoàng đạo nên rất tốt cho lễ cúng mùng 5 tháng 5.
Xem thêm: Thủ tục văn khấn lễ cúng nhập trạch về nhà mới lấy ngày 2022
Nguồn gốc cúng mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ)
Theo tích chuyện dân gian của nhiều nước châu Á thì ngày này được hiểu là ngày lễ để cầu xin thần tiên bảo vệ mùa màng cho người dân.
Nghi lễ được tổ chức vào giờ chính Ngọ ngày mùng 5 tháng 5. Tháng 5 âm lịch cũng là tháng Ngọ, tháng con Ngựa, theo cách tính 12 địa chi, 12 con vật đặc trưng của người Á Đông.
Ở Trung Quốc người ta gọi là Tết Khuất Nguyên, để tưởng nhớ đến một nhà thơ nước Sở vào cuối thời Xuân Thu chiến quốc.
Còn ở Việt Nam có câu thơ rằng: ‘Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương/Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang’.
Tuy rằng mọi tích chuyện trong lịch sử nói về ngày Tết Đoan Ngọ không được rõ ràng cho lắm, nhưng quan niệm dân gian lại luôn cho rằng Tết Đoan Ngọ là để diệt sâu bọ bảo vệ mùa màng.
Điều này được giải thích trong quan niệm của Đạo giáo rằng:
Tết Đoan Ngọ rất đặc biệt vì trong Đạo giáo có 5 ngày phải ăn chay, mà Tết Đoan Ngọ là một trong năm ngày ăn chay đó.
– Ngày mùng 1-1 gọi là Thiên Lạp, ngày lễ Đông Phương Thanh Đế.
– Ngày mùng 5-5 gọi là Địa Lạp, ngày lễ Nam Phương Xích Đế.
– Ngày mùng 7-7 gọi là đạo đức lạp, ngày lễ Tây Phương Bạch Đế.
– Ngày mùng 1-10 gọi là dân tuế lạp, ngày lễ Bắc Phương Hắc Đế.
– Ngày mùng 8-12 gọi là ngày vương hầu lạp, ngày Trung Ương Hoàng Đế và bốn vị Đế gặp nhau ở Huyền Đô Ngọc Kinh ở trên thiên giới.
Những ngày này Ngũ Đế sẽ kiểm tra hạ giới và xem xét các quan chức dân gian có thật tâm phụng sự quốc gia hay không. Kiểm tra xem người dân có sát sinh nhiều không.
Nếu những ai ít sát sinh sẽ được ghi vào sách “Diên thọ” để được tăng phúc lộc thọ, do vậy ngày này ai có tội trạng gì cũng có thể xin thần tiên tha cho, đồng thời đây cũng là ngày rất tốt để thờ cúng, cầu phúc cho tổ tiên.
Mâm lễ vật cúng mùng 5 tháng 5 gồm những gì
- Các loại hoa quả đặc trưng mùa hè: dưa hấu, mít, nhãn, vải, mận, hồng xiêm, chuối…
- Bánh ú tro (bánh giò)
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Cơm rượu
- Xôi
- Chè
Nghi lễ cúng mùng 5 tháng năm như thế nào
Lễ gia tiên:
– Quý vị làm một mâm cơm chay và các loại bánh chay cùng một đĩa xôi, một mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt. Lại thêm 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng. Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá, có thể mua một chút tiền âm phủ.
– Đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lạy 9 lạy mà khấn rằng:
Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5/5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm 2019 vào giờ Nhâm Ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường.
Chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới.
Chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.
Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.
(Chúng con xin đa tạ ) 3 lần.
Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên.
Chuẩn bị:
– Đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam.
– Trên bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng.
– Quý vị làm một mâm cơm chay thịnh soạn, các loại bánh chay cùng một mâm xôi, một mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả. Năm chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen.
Trong rượu có pha một chút hùng hoàng. Năm chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá. Không được cúng tiền âm phủ.
– Một chiếc lọng đỏ có viền vàng.
– Thắp 9 ngọn nến, 9 nén nhang và đọc kinh.
* Đốt nến và đọc kinh.
Khởi tâm thắp nến
Hào quang sáng bừng
Tâm thân thanh tịnh
Gạt bỏ phiền ưu
Thái thượng đại đan
Từ quang phổ chiếu
Thần tiên chứng đàn.
* Thắp nhang và đọc kinh.
Hương phần bảo đỉnh
Khí đạt huyền không
Thần nhân hợp nhất
Yết kiến nguyệt cung
Thần thông linh hiển
Pháp hiện cửu vân
Đan điền linh tụ
Tâm quy mệnh lễ
Cáo hạ thần tiên.
– Quỳ xuống lễ 9 lễ.
Văn khấn bài cúng mùng 5 tháng 5
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:……………
Ngụ tại:………………………
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bạn có thể sử dụng công cụ xem này tốt: https://www.tuvimoi.com/xem-ngay-tot trên trang Tử Vi Mới để khởi tạo mọi việc được thuận lợi, may mắn.
Như vậy iphongthuy.net đã cung cấp cho bạn ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ cũng như nghi thức cúng mùng 5 tháng 5 đơn giản nhất. Chúc bạn và gia đình nhiều may mắn trong cuộc sống
Leave a Reply