Mâm lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai đơn giản nhất đúng chuẩn phong tục truyền thống của từng vùng miền: miền bắc, miền trung, miền nam. Dịch vụ đặt đồ cúng mụ đầy cữ trọn gói đơn giản cho con.
Hôm nay, trong bài viết này các bậc phụ huynh sẽ được giải đáp và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để chuẩn bị một nghi lễ cúng đầy tháng (cúng đầy cữ) cho con đúng chuẩn phong tục truyền thống. Các vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm như: văn khấn bài cúng tròn 1 tháng, đặt mâm lễ vật đầy tháng đơn giản nhất gồm những gì, hoa quả đầy cữ , cách xác định ngày giờ thực hiện nghi lễ đầy cữ, cách sắp đặt bàn cúng, cách nấu xôi chè cúng, không làm lễ đầy cữ có sao không, cách cúng cho bé sinh đôi, đầy cữ bé trai cúng chè gì, nên tổ chức nghi lễ ở đâu…hay dịch vụ đặt đồ cúng trọn gói cho bé trai và bé gái tại thành phố Hồ Chí Minh ở đâu uy tín nhất ?
Xem thêm: Chuẩn bị mâm lễ vật cúng thôi nôi cho bé đơn giản nhất
Lễ đầy cữ là một trong những nét văn hóa đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Việt. Nghi lễ cúng cho bé trai và bé gái sẽ có đôi chút khác biệt và nghi lễ ở miền bắc, miền trung, miền nam sẽ có sự khác nhau.
Đối với quan niệm của người Việt từ xa xưa đến nay, cuộc đời của mỗi người đều chính thức bắt đầu ngay sau nghi lễ đầy cữ và có tuổi sau khi cúng thôi nôi. Lúc đó các bậc cha mẹ sẽ cúng cáo trời đất, tổ tiên chính thức đặt tên cho trẻ sơ sinh và nguyện cầu những điều tốt lành cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn…
Cách tính ngày cung mu cho bé
Cúng đầy tháng cho bé ngày âm hay dương ?
- Tuy nhiên do đời sống ngày càng phát triển và hiện đại thì lịch dương được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Tóm lại đầy cữ cho bé theo ngày âm hay dương đều được, lễ đầy cữ cho bé được tính ngày đầy cữ sao cho thuận tiện, dễ nhớ nhất phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay. Còn cách tính ngày đầy cữ cho bé trai hay bé gái như thế nào. Hãy tìm hiểu cách tính ngày đầy cữ qua phần tiếp theo nhé!
- Ngày đầy cữ của bé được làm theo âm lịch và tùy thuộc giới tính của trẻ. Nếu là bé gái thì ngày làm đầy cữ sẽ lùi lại 2 ngày và bé trai lùi lại 1 ngày. Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 5/4 âm lịch thì ngày đầy cữ là 3/4 âm lịch, bé trai lùi 1 ngày sẽ là ngày 4/4 âm lịch. Và giờ làm mâm cúng đầy cữ vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt như thế nào ?
- Hướng dẫn cách tính ngày thực hiện đầy cữ cho bé trai bé gái: Nếu bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, ngày tổ chức cúng sẽ lùi lại 2 ngày; nếu bé trai thì tổ chức lùi lại 1 ngày.
- Ví dụ: Bé sinh vào ngày 20/06 âm lịch, nếu bé gái sẽ cúng vào ngày 18/06 âm lịch, còn nếu bé trai cúng vào ngày 19/06 âm lịch.
Nên làm lễ cúng đầy cữ vào thời gian nào?
Đây chính là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh ông bà hay thắc mắc để chọn được giờ đẹp làm mâm đầy cữ thôi nôi cho con cho cháu. Trong sách tử vi học luôn có đoạn ghi rằng: Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt lại không bằng ngày tốt, ngày tốt thì không bằng giờ tốt. Do đó việc làm lễ đầy cữ cúng thôi nôi cho bé là một việc khác quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ nếu không chọn được năm tốt, tháng tốt thì cũng phải cố gắng chọn giờ tốt nhất để thực hiện nghi lễ.
Tuổi Tý
Theo phân tích dựa trên tài vận trong một ngày của người tuổi Tý, thời điểm dễ gặt hái được thành công trong ngày chính là giờ Ngọ. Tý là thủy dương, Ngọ là hỏa âm, hai yếu tố tương trợ. Theo đó, căn cứ vào năm âm lịch, những năm Ngọ là thời cơ tốt nhất mang lại may mắn và thuận lợi cho công danh, sự nghiệp của người tuổi Tý.
Tuổi Sửu
Nếu tính theo một ngày, thời điểm người tuổi Sửu có nhiều vận may tài chính và dễ thành công nhất là giờ Tý. Sửu là thổ âm, Tý là thủy dương, hai yếu tố này có tính tương hỗ nên giờ Tý trong ngày là thời cơ tốt nhất cho con giáp này. Theo đó, nếu tính theo năm, người tuổi Sửu sẽ dễ dàng phát tài vào những năm Tý.
Tuổi Dần
Với người tuổi Dần, thời điểm mang lại nhiều may mắn và thành công nhất trong ngày chính là giờ Sửu và giờ Mùi. Dần là mộc dương, Sửu và Mùi là thổ âm. Các yếu tố này mang tính tương trợ cho nhau, giúp người tuổi Dần dễ dàng thu về nguồn tài chính lớn. Do đó, những năm Sửu và Mùi hứa hẹn thành công lớn cho người tuổi Dần.
Tuổi Mão
Nếu phân tích theo thời gian 1 ngày, thời cơ may mắn về tài vận của người tuổi Mão là giờ Thìn và giờ Tuất. Mão là mộc âm, Thìn và Tuất là thổ dương. Đây là những yếu tố có mối quan hệ tương hỗ. Khi gặp nhau, đó chính là thời điểm mang lại nhiều may mắn nhất. Xét theo thời gian một năm, những năm Thìn và Tuất sẽ giúp người tuổi Mão dễ phát đại tài.
Tuổi Thìn
Xét theo thời gian 1 ngày, giờ Hợi là thời điểm quy tụ nhiều tài lộc nhất cho người tuổi Thìn. Bởi Thìn là thổ dương, Hợi là Thủy âm, mang tính tương hỗ thúc đẩy nhau phát triển. Do đó, nếu phân tích dựa trên thời gian 1 năm, cơ hội phát tài của người tuổi Thìn sẽ vào năm Hợi.
Tuổi Tỵ
Nếu phân tích dựa trên thời gian 1 ngày, giờ Dậu là thời điểm mang lại nhiều may mắn về tài chính nhất cho người tuổi Tỵ. Bởi hai yếu tố, Tỵ là hỏa dương, Dậu và kim âm hỗ trợ cho nhau, giúp phát triển tài lộc cho người tuổi Tỵ. Do đó, tính theo thời gian 1 năm, năm Dậu hứa hẹn thời cơ chín muồi để người tuổi Tỵ phát tài một cách dễ dàng.
Tuổi Ngọ
Phân tích theo thời gian 1 ngày, thời điểm tài vận của của người tuổi Ngọ đạt mức đỉnh điểm là vào giờ Thân. Hai yếu tố Ngọ là hỏa âm, Thân là kim dương tương trợ cho nhau, giúp người tuổi Ngọ dễ dàng có được nhiều vận may tài chính. Xét theo thời gian 1 năm, con giáp này dễ dàng phát tài phát lộc nhất là vào năm Thân.
Tuổi Mùi
Phân tích độ tăng giảm tài vận của người tuổi Mùi dựa trên thời gian 1 ngày cho thấy, thời điểm con giáp này có được nhiều may mắn và thành công nhất là vào giờ Tý. Sự kết hợp tương hỗ của hai yếu tố Mùi là thổ âm và Tý là thủy dương, mang lại mức độ thuận lợi cực cao cho người tuổi Mùi. Do đó, khi phân tích theo thời gian một năm, năm Tý chính là thời cơ tốt nhất giúp họ phát tài.
Tuổi Thân
Trong thời gian 1 ngày, thời điểm người tuổi Thân dễ dàng có được thành công nhất là giờ Mão. Bởi hai yếu tố Thân là kim dương tương hỗ với Mão là mộc âm, tạo điều kiện thuận lợi cho tài vận của người tuổi Thân bùng phát mạnh mẽ. Theo đó, xét trên khoảng thời gian 1 năm, con giáp này dễ dàng gặt hái thành quả của mình là vào năm Mão.
Tuổi Dậu
Nếu tính theo thời gian 1 ngày, giờ Dần là thời điểm thuận lợi cho người tuổi Dậu dễ dàng tăng khả năng tài chính của mình nhất. Sự kết hợp giữa hai yếu tố mang tính bổ trợ Dậu là kim âm, Dần là mộc dương đã tạo nên sự may mắn và thuận lợi đó. Do vậy, tính theo thời gian 1 năm, người tuổi Dậu dễ dàng phát tài nhất chính là vào năm Dần.
Tuổi Tuất
Giờ Hợi chính là thời điểm mang lại nhiều tài lộc nhất cho người tuổi Tuất nếu tính theo thời gian 1 ngày. Hai yếu tố Tuất là thổ dương và Hợi là thủy âm kết hợp với nhau tạo thêm lực đẩy cho tài vận của người tuổi Tuất phát triển. Xét theo thời gian 1 năm, con giáp này dễ dàng đạt được mong muốn và tăng thêm thu nhập tài chính cho mình là vào năm Hợi.
Tuổi Hợi
Phân tích dựa vào thời gian 1 ngày về sự biến chuyển tài vận, vận hạn của người tuổi Hợi cho thấy, giờ Tỵ là thời cơ then chốt giúp con giáp này dễ phát tài phát lộc nhất. Chính sự kết hợp giữa hai yếu tố mang tính bổ trợ cho nhau, Hợi là thủy âm, Tỵ là hỏa dương đã tạo nên sự thuận lợi này. Theo đó, khi xét theo thời gian 1 năm, năm Tỵ chính là “thời điểm vàng” mang lại nhiều may mắn và thành công cho người tuổi Hợi.
Nguồn gốc của nghi lễ đầy cữ
Khi nói về nguồn gốc của lễ đầy cữ , ở mỗi nơi sẽ có những câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là những câu chuyện về các bà Mụ và Đức ông, đồng thời cũng là nghi lễ khẳng định sự hiện hữu của một thành viên mới.
Câu chuyện thường được các bà mẹ truyền tai nhau về tục này đó là: Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng do tay các Bà Mụ nặn ra. Khi bé yêu tròn một tháng và khỏe mạnh, cha mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng cảm ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông.
Ý nghĩa của việc cúng đầy cữ cho bé
Đối với người làm cha, làm mẹ thì đứa con chính là thứ tài sản quý giá nhất. Được nhìn con lớn lên, phát triển qua mỗi giai đoạn là niềm hạnh phúc của các bậc phụ huynh. Một trong số những cột mốc phát triển ấy chính là đầy cữ .
Đầy cữ không chỉ đánh dấu quãng thời gian đầu tiên bé chào đời, tiếp xúc và làm quen với cuộc sống ngoài bào thai mà còn là dịp để tạ ơn các bà Mụ (theo lối tín ngưỡng từ xưa) giúp bé khỏe mạnh, chơi ngoan.
Lễ đầy cữ là một trong những nghi lễ đầu tiên trong cuộc đời của bé được thực hiện ở nhà ngoại. Cũng trong ngày trọng đại này mẹ và bé sẽ được chính thức kết thúc thời gian ở cữ và có thể sinh hoạt bình thường. Tùy theo mỗi địa phương, vùng miền sẽ có cách làm lễ đầy cữ với những phong tục, lễ nghi khác nhau và cũng có rất nhiều nguyên tăc cần phải biết và tuân theo khi muốn những lời cầu phúc cho bé thành hiện thực.
12 bà Mụ (mẹ sanh) là những ai ?
12 bà Mụ là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, được gọi tên như sau:
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)
Mâm lễ vật cúng đầy tháng cho con đơn giản nhất gồm những gì?
- Theo tín ngưỡng dân gian thì mỗi đứa trẻ được sinh ra đều có 12 bà mụ trôm nom. Mỗi mụ bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… Chính vì thế mà mâm cúng lúc đầy cữ nào cũng phải có đủ 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn.
- Xôi chè là lễ vật đầu tiên và không thể thiếu trong mâm cúng 12 bà mụ ngày đầy cữ cho bé. Mọi người thường thắc mắc không biết vì sao trong mâm cúng tròn một tháng của các trẻ sơ sinh có khi thì thấy gia chủ sắp chè đậu nhưng có lúc lại là chè trôi nước. Thực ra, mỗi một lễ vật đều dành cho những đối tượng riêng với ý nghĩa khác nhau.
- Đối với bé trai thông thường sẽ là xôi 3 tầng và chè đậu trắng, đậu đỏ. Sở dĩ mâm cúng cho bé trai thường sử dụng các loại đậu, đặc biệt là đậu trắng vì người xưa quan niệm “đậu” tượng trưng cho sự đỗ đạt trong học vấn, thành công trên con đường sự nghiệp sau này.
- Đối với bé gái thì phải chọn chè trôi nước. Với mong muốn “những viên trôi nước” sẽ tượng trưng cho sự trôi chảy, tròn đầy, suôn sẻ trong tình cảm để sau này bé gái sẽ tìm được một mối lương duyên tốt đẹp.
Sau xôi chè thì mẹ còn phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các thứ sau:
Lễ vật cúng Đức Ông:
- Trầu cau
- 1 tô chè lớn
- 1 tô cháo lớn
- 1 đĩa xôi lớn
- 1 đĩa hoa quả
- 1 miếng thịt quay
- Vàng mã (giấy tiền)
- 1 con gà luộc tréo cánh
Lễ vật cúng 12 bà Mụ:
- 12 ly nước
- 12 đĩa xôi
- 12 chén chè
- 12 chén cháo
- 2 đĩa bánh hỏi
- 12 đĩa thịt quay
- Vàng mã mã (giấy tiền)
- 12 đĩa bánh kẹo các loại dành cho trẻ nhỏ
Bên cạnh các lễ vật cố định này, tiệc đầy cữ cho bé cần sắm thêm những thứ như: Bình hoa, bình trà, rượu, nước, gạo, muối, đèn cầy và đũa hoa… Tùy từng vùng miền mà cách sắm lễ vật có đôi chút khác nhau.
Ngoài những lễ vật sắp cho mâm cúng, mẹ cũng cần phải chuẩn bị thêm cả các loại gai khác nhau. Số lượng gai sẽ phụ thuộc vào giới tính bé: con trai 7, con gái 9. Những chiếc gai này sẽ được nấu trong 1 chiếc nồi sạch với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ. Đây là nghi thức xua trừ điềm xấu, bảo vệ bé. Tuy nhiên, ngày nay nghi thức này đã được giản lược trong nhiều gia đình vì nó quá nặng về tâm linh và không còn phù hợp.
Cúng đầy cữ chay cần chuẩn bị những gì?
- Theo phong tục dân gian thì đồ cúng cho lễ đầy cữ đầy đủ là rất quan trọng. Bạn đang lo lắng không biết phải chuẩn bị những gì thì ngay dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có được một mâm cúng chay thật chu đáo nhất. Đây là mâm cúng được áp dụng có những gia đình theo đạo Phật thích cúng đồ chay.
- Theo quan niệm của dân gian cho rằng thì trước khi cúng thì các thứ tự lễ vật đầy cữ cho bé sẽ được sắp xếp lên một bàn nhỏ và một bàn to. Bàn to bày các đồ cúng 12 bà Mụ còn bàn nhỏ dùng để bày lễ vật cúng Đức ông. Trên mâm cúng phải được sắp xếp đúng cách “Đồng bình Tây quả” có nghĩa là phía Đông phải đặt lư hương và bình hoa còn phía Tây đặt lễ vật.
Lễ vật cúng Đức ông và 3 đức thầy:
- Nến
- Trà
- Gạo tẻ
- Vàng mã
- Trầu cau
- Hương thắp
- Muối hạt sạch
- Chè (1 tô lớn và 3 tô nhỏ)
- Cháo (1 tô lớn và 3 tô nhỏ)
- Xôi (1 đĩa lớn và 3 đĩa nhỏ)
- Hoa quả (1 đĩa đủ 5 loại quả)
Đồ cúng 12 bà Mụ:
- Nến
- Gạo tẻ
- Vàng mã
- Hương thắp
- Muối hạt sạch
- Cháo (12 chén)
- Trà (3 cốc nhỏ)
- Đũa hoa (1 đôi)
- Nước (12 cốc nhỏ)
- Chè nhỏ (12 chén)
- Đĩa xôi (12 đĩa nhỏ)
- Bánh hỏi (làm 12 đĩa)
- Bánh cho trẻ em (12 đĩa)
- Trầu cau (têm cánh phượng)
- Hoa quả (1 đĩa đủ 5 loại quả)
Cách sắp đặt mâm cúng
- Khi đặt mâm cúng, các mẹ luôn phải tuân thủ theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, nghĩa là đặt bình hoa ở phía Đông và đặt lễ ở phía Tây.
- Nguyên tắc sắp mâm cúng trong gia đình luôn phải đảm bảo tính cân đối và đủ số lượng các lễ vật theo tín ngưỡng dân gian. Thông thường đồ lễ cúng cho bé sẽ được xếp trên hai bàn: Một bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ.
Các nghi lễ cung day cữ
Theo tín ngưỡng dân gian thì nghi lễ cúng tròn một tháng là nhằm để tạ ơn 12 bà Mụ đã có công nặn ra đứa bé và phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”. Bên cạnh đó cũng là lễ ra mắt giới thiệu bé với gia đình họ hàng, mong nhận được sự bảo bọc che chở, cầu mong những điều hạnh phúc tốt đẹp sẽ đến với bé. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý nghĩa ra mắt thành viên mới với họ hàng trong gia tộc và cầu chúc phúc lành cho các bé. Do đó, nếu gạt đi những yếu tố, nghi thức đậm tính tâm linh thì đây là một nét văn hóa đẹp trong dân gian.
Các nghi thức cúng gồm có những bước sau:
Nghi thức thắp hương và khấn
- Sau khi bày lễ vật trang trọng lên bàn theo đúng chuẩn mực, một người lớn trong họ tộc sẽ làm nghi lễ thắp hương và khấn như sau:
- “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Nghi thức khai hoa
Nghi thức khai hoa trong tiệc đầy cữ cho bé, hay còn được gọi với cái tên khác là nghi thức “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt giữa bàn, cha hoặc mẹ thắp nhang bàn thờ gia tiên xin phép khai hoa. Sau đó chủ lễ ẵm em bé lên, bồng trên tay đồng thời cầm một nhánh hoa quơ qua quơ lại quanh miệng em bé, và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến
Nghi thức đặt tên cho con
Sau khi đọc lời khai hoa cho bé, chủ lễ sẽ làm nghi thức Xin keo. Cách làm như sau: Chủ lễ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo nó vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.
Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin keo này cũng không còn tồn tại. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.
Song song với việc làm tiệc đầy cữ cho thành viên mới của gia đình thì trong ngày trọng đại này các mẹ cũng sẽ được làm tiếp nghi thức tẩy uế để kết thúc thời gian ở cữ. Lúc này mẹ sẽ hiểu vì sao ở trên bài em có nhắc đến chuyện tìm gai và nấu gai với đinh thép. Theo đó, mẹ phải bồng con, bước qua một nồi nước sôi nấu gai và đinh thép.
Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi đồng tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Ngày nay, nghi thức tẩy uế và trừ tà này đã trở thành hũ tục nhưng ở một số gia đình vẫn giữ để mong cầu điều tốt đẹp nhất cho bé.
Sau khi các nghi thức kết thúc, bé sẽ nhận được lời cầu chúc và lì xì của những người họ hàng trong dòng tộc cũng như các vị khách tham dự tiệc mừng.
Tổng hợp văn khấn bài cung day thang cho bé đúng chuẩn
Con xin bái vị Đại tiên chúa.
Con xin bái các vị Thiên đế Đại tiên chúa.
Con xin bái 12 vị Tiên Nương.
Con xin bái 13 vị lục chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày lành… Tháng tốt… năm…
Vợ chồng con tên là…………………………… mới vừa sinh được bé (trai, gái) có tên là…………..
Vợ chồng chúng con sinh sống tại:……………Hôm nay là ngày đầy tháng của cháu, con xin kính dâng lên các vị chút hương hoa lễ vật dâng lên chư vị Tôn thân cung kính trình bày:
Nhờ ơn các vị Thánh hiền, thập phương chư Phật, các vị Tiên, các vị thần linh thiêng, các ngài Thổ Công, Thổ Địa và gia tiên bên nội đã giúp cho chúng con sinh ra bé tên là………… ngày sinh…… cả mẹ và bé đã được mẹ tròn con vuông.Thành tâm con cúi xin các tiên Bà, các ngài Tôn thần giáng lâm trước án, làm chứng lòng thành kính dâng lễ vật, phù hộ che chở cho cháu được hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, giỏi giang, ngoan ngoãn, thông minh, vui vẻ. thân mệnh bình yên.
Gia đình con cầu mong được làm ăn phát đạt, hóa giữ thành lành, quanh năm hạnh phúc, vui vẻ, gia đình mạnh khỏe không ốm đau bệnh tật gì.
Con xin được thành tâm dâng lễ, xin lạy các vị chứng giám lòng thành của chúng con.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Hướng dẫn cách nấu xôi chè cúng đầy cữ cho bé vừa ngon vừa đẹp
Món xôi gấc và chè trôi nước hay được chọn cho mâm cỗ cúng mụ bé trai, bé gái vì trong đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nếu bạn không biết cách nấu xôi chè cúng mụ cho bé như thế nào thì hãy xem những hướng dẫn dưới đây.
Xôi gấc cúng mụ cho bé
- Xôi cung day cữ được nấu từ những hạt nếp dẻo ngon có ý nghĩa mang đến sức khỏe dồi dào cho bé. Việc chọn loại xôi gì cũng phụ thuộc nhiều vào giới tính của bé. Thông thường, cúng tron 1 thang cho bé gái sẽ cúng xôi gấc và bé trai thì cúng xôi nếp cẩm.
- Tuỳ theo vùng miền mà cách chọn món xôi để làm đầy cữ cũng khác nhau. Nếu như người nam hay cúng xôi gấc thì người Huế lại cúng xôi đậu xanh cà, người Bắc cúng xôi vò.
- Trong dịp cúng mụ, xôi gấc vừa ngon vừa dẻo với màu sắc đo đỏ rất bắt mắt là món xôi mang lại nhiều may mắn và bình an cho bé.
Cách nấu xôi chè cúng đầy cữ cho bé với món xôi gấc làm theo phương pháp truyền thống như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 kg gạo nếp
- 1 trái dừa
- 1 quả gấc lớn chín đỏ
- Muối, đường, dầu ăn, rượu trắng
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm gạo nếp đem trong nước 5-6h hoặc có thể để qua đêm, sau đó đem xả sạch và để cho ráo nước.
- Lấy thìa bào lấy phần ruột đỏ của quả gấc, bỏ riêng hột. Cho phần thịt gấc vào tô lớn và dùng tay bóp nhẹ cho gấc đều, nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho 3 thìa rượu trắng và 1/2 thìa muối vào và ướp 5-6h như ngâm gạo nếp.
- Lấy nước dừa xiêm để riêng và chia phần dừa làm 2 phần :
Nạo thành từng sợi dài để ăn kèm với xôi
Trộn với nước xay nhuyễn và đun sôi 20 phút để lọc lấy nước cốt và trộn nước với 3 thìa dầu ăn
Cách làm:
- Bước 1: Trộn gấc + nếp + ít muối + hành băm nhuyễn thật đều tay để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, bạn cho hỗn hợp này vào xửng.
- Bước 2: Đặt xửng gấc lên bếp hấp khoảng 30 phút. Lưu ý mở nắp xửng ngửa lên và lau khô hết nước đọng trên nắp để xôi không bị nhão và có độ khô vừa, thơm ngon. Xới xôi lên để xôi được xốp.
- Bước 3: Cho hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên xôi. Sau khi rưới, bạn đậy nắp xửng lại và hấp thêm trong khoảng 25-30 phút nữa cho xôi mềm.
Tiếp tục rưới hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên và xới xôi thật đều. Tiếp tục hấp cho đến lúc xôi thật dẻo, mềm là được.
Lưu ý:
Muốn ăn xôi ngọt thì bạn có thể chờ xôi nguội bớt rồi cho thêm một ít đường sao cho vừa ăn và xới tơi đều.
Cách nấu chè trôi nước cúng đầy cữ cho bé gái
- Mỗi vùng miền sẽ có lựa chọn món chè để cúng tròn 1 tháng khác nhau. Người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Huế cúng chè đậu xanh đánh, người Bắc nấu chè hoa cau.
- Đặc biệt, khi cúng cho bé gái người ta luôn cúng chè trôi nước với mong muốn cuộc sống của bé được êm đềm, bình yên. Món chè này có ý nghĩa cầu cho chuyện tình cảm, tình duyên của bé được suôn sẻ. Còn nếu là bé trai sẽ cúng chè đậu trắng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chè trôi nước gồm:
- 50g dừa khô
- 250g bột nếp
- 150g đậu xanh
- 300ml nước cốt dừa
- 1 muỗng hành phi, 1 nhánh gừng, đường nâu và muối
Cách làm:
- Bước 1: Làm nhân bánh
Đầu tiên, bạn ngâm đậu xanh rồi vào nồi nấu nhừ. Sau đó, đem xay nhuyễn, hoặc nghiền nát.
Cho tiếp 50g dừa khô vào trộn đều. Sau đó, cho hành phi + 2 muỗng đường trộn đều cho đường tan hết - Bước 2: Nặn nhân
Cho nước vào bột nếp và nhào cho mịn dẻo.
Sau đó, cho thêm ít bột bỏ vo tròn lại ấn dẹp bột nếp. Đặt viên đậu xanh vào giữa và vo tròn lại. Tiếp tục thực hiện cho đến khi hết bột. - Bước 3: Nấu viên trôi nước
Sau khi nặn nhân xong, bạn đun sôi một nồi nước trên bếp rồi thả bánh trôi vào. Khi thấy bánh nổi lên thì bạn vớt ra một bát tô hoặc một nồi nước lạnh để những viên trôi nước không bị dính. - Bước 4: Làm nước cốt dừa
Cho 300ml nước cốt dừa + 1 thìa nhỏ bột năng vào khuấy tan. Thêm ít muối vào. Sau đó, đặt lên bếp nấu. Kết hợp khuấy đều khi nấu cho đến khi nước dừa hơi sánh sệt lại. - Bước 5: Nấu chè trôi nước
Chuẩn bị một nồi nước để nấu có pha một lượng đường nâu (hoặc bạn có thể dùng đường trắng để có màu đẹp tự nhiên). Tùy theo sở thích mà bạn có thể cho độ ngọt phù hợp.
Thêm ít gừng đập dập vào đun. Khi nước sôi thì bạn cho bánh trôi nước vào. Đợi một lúc để viên trôi nước nổi lên thì bạn tắt bếp và vớt ra bát.
Để thưởng thức món chè, bạn cho thêm nước cốt dừa + một ít dừa nạo + một ít mè rang rắc lên.
Bánh trôi nước có vỏ dẻo dai, nhân đậu xanh thơm ngon và vị béo của nước cốt dừa, vị ngọt thanh của đường vị cay ấm của gừng.
Cách nấu xôi chè cúng cho bé khá đơn giản. Thực hiện theo đúng những hướng dẫn vừa chia sẻ trên, bạn sẽ dễ dàng có được món xôi chè ngon hấp dẫn để chuẩn bị mâm cúng tròn 1 tháng của bé thật tươm tất và chứa đọng đầy đủ về ý nghĩa cũng như nghi thức.
Hình ảnh mâm lễ vật cúng đầy cữ cho bé đơn giản đúng chuẩn phong tục truyền thống
Đũa hoa cúng mụ – Lễ vật linh thiêng trong lễ cúng Mụ cho trẻ mới sinh
Đũa hoa cúng Mụ là gì?
Đũa hoa là một lễ vật bắt buộc có trong mâm cúng Mụ cho trẻ em đầy cữ , bà Chúa được coi là người chính trong việc nặn ra một đứa bé vì thế ở mỗi mâm cúng tròn 1 tháng chỉ có một đôi đũa hoa. Đũa hoa cúng Mụ là đũa được thêm bông hoa trên đầu đũa và được vót ngược đầu đũa.
Ý nghĩa của đôi đũa hoa cúng Mụ
Theo như những điều ông bà ta xa xưa hay tương truyền thì đôi đũa hoa chính là thứ đũa mà bà Chúa hay dùng, bà Chúa chính là người chủ chốt trong việc hình thành một đứa trẻ, vì thế không thể thay bằng loại đũa khác vì bà Chúa chỉ thích dùng loại đũa này. Việc bắt buộc phải có một đôi đũa hoa trong mâm cúng tròn 1 tháng phần nào thể hiện sự tôn trọng lẫn tạ ơn đối với bà Chúa nói riêng và những vị tiên khác nói chung. Chính quan niệm nên có một đôi đũa hoa trong mâm cúng tròn 1 tháng càng làm tăng lên vẻ đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến ngày nay.
Mọi lễ vật luôn được sắp xếp chu đáo, cẩn thận và bố trí rất cân đối. Ngay tại một số vùng địa phương khác, tùy theo phong tục và văn hóa vùng miền thì theo lẽ tự nhiên các lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng tròn 1 tháng hay lễ thôi nôi. Tuy nhiên chính đôi đũa hoa cúng Mụ là lễ vật bất thay thế trong mâm của mọi gia đình khi tổ chức thờ cúng và làm lễ cho bé. Đó là điểm đặt biệt và vô cùng thú vị trong tín ngưỡng của nhân dân ta từ bao đời nay.
Nhằm mục đích khẳng định sự hiện hữu và vai trò của một thành viên mới trong gia đình cũng như gia tộc, các ông bố bà mẹ đã dùng tất cả sự chân thành và tấm lòng của mình để làm ra một buổi cúng tròn 1 tháng rất long trọng và hài hòa mọi mặt. Khái niệm và ý nghĩa đã giúp ta bổ sung thêm hiểu biết về bí mật của đôi đũa. Lễ cúng tròn 1 tháng là sự biểu hiện cho những hi vọng, ước muốn tốt đẹp của thế hệ đi trước đối với các thế hệ kế thừa. Và đôi đũa hoa cúng tròn 1 tháng được coi như là nét đẹp văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam, đó là sự thành kính của dân tộc có dòng dõi là ”Con rồng cháu tiên”.
Nguồn:iphongthuy.net
Leave a Reply